Kỹ thuật số: Xu hướng tất yếu của ngành y tế

Với sức mạnh của công nghệ thông tin, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu trong vận hành hệ thống khám chữa bệnh, quản lý dữ liệu, đào tạo nhân lực…, trong đó, kỹ thuật số sẽ trở thành xu hướng tất yếu, tạo bệ phóng vững chắc cho một nền y tế thông minh.

Làn sóng nhu cầu mới

Sự quá tải của hệ thống bệnh viện, dân số bùng nổ, các dịch bệnh mới được phát hiện… đang đặt nền y tế thế giới trước những áp lực mới.

Đơn cử như khi đại dịch COVID-19 diễn ra, trên toàn cầu, hệ thống y tế các nước thậm chí phát triển nhất cũng rơi vào tình trạng báo động. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần của tháng 3/2020, các bệnh viện miền Bắc nước Ý trở nên quá tải và đặt ra thách thức lớn cho việc kiểm soát dịch. Ở Mỹ, điều tương tự đã và vẫn đang diễn ra.

Sự gia tăng nhanh chóng của lượng bệnh nhân trong thời gian ngắn gây ra nguy cơ thiếu thiết bị và nhân lực nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc thay đổi các phương thức truyền thống trong quản lý dòng bệnh nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Mặt khác, dịch bệnh cũng cản trở việc cập nhật kiến thức y tế liên tục của các y bác sỹ. Trong khi các công nghệ không ngừng được cập nhật mỗi ngày, những chương trình học trực tiếp lại bị buộc phải ngưng lại do các chính sách hạn chế di chuyển, dễ dàng khiến các y bác sỹ tụt lại so với tốc độ phát triển trong ngành.

Tại Việt Nam, ngoài việc đối phó với dịch bệnh, ngành y tế còn đang đứng trước áp lực lớn của việc phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Theo một báo cáo năm 2018 của Business Monitor International, chi phí chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam sẽ tăng từ 170 USD/người/năm vào năm 2017 lên 400 USD/người/năm vào năm 2027. Như vậy, ngành y tế Việt Nam sẽ cần tăng ít nhất gấp đôi lượng thiết bị và nhân lực hiện tại trong vòng 10 năm tới.

Kỹ thuật số: Xu hướng tất yếu của ngành y tế

Những biến động như dịch COVID-19 là một tác nhân để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành y tế hơn là tạo ra bước ngoặt, đưa y tế đi theo một hướng mới hoàn toàn.

“Đại dịch khiến cho nhu cầu về y tế tăng đột biến, khó có thể đáp ứng theo cách trực tiếp truyền thống. Điều này đã nhanh chóng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ trong y tế, việc mà trước đây có thể còn vướng mắc. Đây cũng là dịp để thấy rõ được hiệu quả và vai trò của công nghệ”, ông Phạm Hồng Sơn, Tổng Giám đốc GE Việt Nam kiêm Giám đốc điều hành GE Healthcare Việt Nam chia sẻ.

Với khả năng cải thiện cả chất lượng và tốc độ dịch vụ y tế, các công nghệ số được dự đoán sẽ trở thành phương thức hữu hiệu giúp bệnh viện và nhân viên y tế vượt qua những thách thức của không chỉ đại dịch hiện tại mà còn cả các tình huống tương tự trong tương lai.

Lợi ích rõ ràng nhất của công nghệ số chính là cải thiện hiệu quả chẩn đoán bệnh, giảm tối đa các lỗi do con người gây ra, tăng độ chính xác và quản lý dòng bệnh nhân tốt hơn.

Ví dụ một thiết bị chụp X quang di động cầm tay do GE Healthcare phát triển được tích hợp trí tuệ nhân tạo để cảnh báo tình trạng tràn dịch màng phổi. Thiết bị này đang được ứng dụng ở những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam và cho thấy độ chính xác trong chẩn đoán lên đến 95%. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể được ứng dụng vào việc quản lý hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh, giúp giảm thời gian kiểm tra bệnh nhân khoảng 16%.

Với công nghệ hiện đại, các bác sỹ có thể giám sát được tình trạng của bệnh nhân mà không cần gặp trực tiếp, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cũng như tạo cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân ở vùng sâu vùng xa, nơi hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất.

Thay đổi diện mạo, chất lượng ngành y

Ở Việt Nam, nhiều công nghệ đã được ứng dụng để cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và thực sự mang lại hiệu quả, đặc biệt là trong tình huống dịch bệnh. Đơn cử như Trung tâm y tế từ xa (Tele - ICU). Thông qua trung tâm chỉ huy, mọi thông tin về sức khoẻ của bệnh nhân, bao gồm âm thanh và hình ảnh sẽ được truyền tải trực tiếp giúp nhân viên y tế có thể kiểm soát được sức khỏe của bệnh nhân từ mọi nơi. Trung tâm đầu tiên tại Việt Nam được thành lập tháng 3/2020, kết nối hơn 200 máy theo dõi và máy thở của GE Healthcare với 20 bệnh viện cấp tỉnh trên toàn quốc, góp sức vào cuộc chiến kiểm soát sự bùng phát của dịch COVID-19.

Kỹ thuật số cũng giúp giải quyết bài toán đầy thách thức về nhân lực. Theo số liệu từ Solidiance, trung bình Việt Nam có khoảng 8,6 bác sỹ/10.000 dân. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên y tế đều tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, các chương trình đào tạo trực tuyến chính là lời giải, giúp cân bằng về chuyên môn giữa các tuyến. Trong quý II/2020, GE Healthcare đã triển khai chuỗi hội thảo trực tuyến về các vấn đề y tế trong dịch COVID-19, thu hút hơn 1.000 nhân viên y tế tham gia. Mới nhất, trong tháng 8/2020, GE Healthcare ASEAN tổ chức tuần lễ giới thiệu trực tuyến các công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất về chẩn đoán hình ảnh.

“Các khóa học trực tuyến thực sự rất thuận tiện cho chúng tôi khi vừa có thể làm việc tại phòng khám, vừa có thể học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhờ đó, tôi không chỉ tiếp thu được kiến thức bổ ích với thực tiễn mà còn được làm bài kiểm tra để nhận Chứng chỉ đào tạo liên tục”, bác sỹ chuyên khoa I Huỳnh Thúy Hoa đến từ phòng khám đa khoa Careplus (thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ sau khi tham gia các buổi đào tạo trực tuyến do GE Healthcare đồng tổ chức.

Cũng theo ông Sơn, chuyển đổi số trong y tế là một xu hướng tất yếu và trên thực tế đã diễn ra từ hàng chục năm nay, tạo ra những biến đổi rõ rệt trong chất lượng và tốc độ dịch vụ khám chữa bệnh. Ứng dụng công nghệ số mang đến nhiều lợi ích hơn cho cả bệnh nhân và hệ thống y tế sẽ là bước tiếp theo của quá trình phát triển tự nhiên, giúp chúng ta đạt đến một trạng thái bình thường mới cũng như có thể duy trì được sự ổn định kể cả trong những tình huống biến động./.

Các thuộc tính

Biện pháp công trình

Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung và hạ lưu các lưu vực sông nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trình dòng chảy môi trường; trong điều kiện cần thiết và cho phép thì còn phải xây dựng các công trình chuyển nước lưu vực để giải quyết cho những vùng khan hiếm nước mà các nguồn nước trong lưu vực không đáp ứng được.

Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải.

Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý; Đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý; Đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước thải và CTR tập trung và phân tán. 

Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.

Biện pháp quy hoạch

Hiện nay quy hoạch chuyên ngành về thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước... đã được Bộ Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng... và các Bộ liên quan triển khai mạnh mẽ. Để quản lý tổng hợp lưu vực sông, cần sớm hoàn chỉnh và trình duyệt chính thức quy hoạch các lưu vực sông trọng điểm bao gồm quy hoạch phát triển và cả quy hoạch bảo vệ nhằm hài hòa lợi ích giữa thượng hạ lưu, giữa các đối tượng sử dụng nước để việc sử dụng được tiết kiệm, đạt hiệu quả và bền vững.

Trước thực trạng suy thoái tài nguyên nước ở lưu vực sông đang gia tăng thì quy hoạch bảo vệ càng phải được coi trọng và cần được đầu tư thực hiện quy hoạch bảo vệ với tỷ trọng thỏa đáng so với tổng nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển. Việc quản lý thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông ngoài ngành chủ quản thì các ngành khai thác sử dụng nước và các địa phương liên quan đều có nhiệm vụ tham gia với tinh thần cộng tác vì mục tiêu phát triển bền vững.

Tiết kiệm nguồn tài nguyên nước

Đối với một số lưu vực sông gặp khó khăn về tài nguyên nước: Cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ... sao cho có hiệu quả hơn.

Đối với việc tiết kiệm nước trong nông nghiệp: Kinh nghiệm chỉ đạo của Cục Quản lý Tưới tiêu và Cấp nước nông thôn ở Trung Quốc về tiết kiệm nước được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về Tưới tiêu lần thứ 19 ở Bắc Kinh năm 2005 cho thấy: Trong chương trình hoàn chỉnh và hiện đại hóa các hệ thống thủy nông ở Trung Quốc đã tăng thêm được 6,67 triệu ha được tưới và tiết kiệm hàng năm được 20 tỷ m3 nước; Tại hội nghị quốc tế này, Giáo sư Li Diaxin - Tổng Giám đốc Cục Tưới tiêu và Cấp nước nông thôn Trung Quốc đã được nhận giải thưởng về tiết kiệm nước "Watsave" của quốc tế. Ở Việt Nam nếu cũng thực hiện chương trình này như Trung Quốc thì chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao thêm được diện tích tưới tiêu và tiết kiệm được rất nhiều nước.

Về việc miễn giảm thủy lợi phí cần cân nhắc và có các giải pháp để sao hạn chế được việc xuống cấp của các hệ thống thủy nông và lãng phí nước trong tưới tiêu.

Các ngành sử dụng nước khác nhau cũng cần có chương trình sử dụng nước tiết kiệm. Riêng đối với Thủy điện thì cần có quy trình vận hành hợp lý để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ lưu cũng như duy trì dòng chảy sinh thái.

0976367898
Zalo